Trong những năm gần đây, nhu cầu làm phòng hát, phòng giải trí đa năng tại các hộ gia đình ngày càng tăng cao. Nhưng xử lý cách âm phòng hát như thế nào hiệu quả để tiếng ồn không ảnh hưởng đến hàng xóm và chất lượng âm thanh trong phòng vẫn hay, vẫn đạt chuẩn, không bị vang, ù? Chắc chắn không phải ai cũng biết, thậm chí ngay cả những thợ thi công lâu năm trong nghề cũng không nắm được.
Thực tế dễ thấy đó là, trước giờ hầu hết các công trình phòng hát gia đình đều chưa chú trọng đến việc xử lý âm thanh, chống ồn hoặc quá trình thi công không đúng kỹ thuật khiến chất lượng âm thanh trong phòng kém đồng thời tiếng ồn khó chịu lọt ra ngoài gây khó chịu cho các gia đình xung quanh.
Để chống ồn phòng hát hiệu quả, trước hết bạn cần hiểu rõ đặc điểm nguồn âm của công trình, nguyên lý chặn tiếng ồn phòng hát karaoke, từ đó tìm ra giải pháp xử lý nguồn âm phù hợp.
Đặc điểm nguồn âm
Phòng hát đa số thường sử dụng loa trầm hoặc siêu trầm công suất thấp, âm lượng 100-125 dB (A), sóng dao động giữa hai hạt tương đối dài, có độ xuyên thấu mạnh và khoảng cách truyền xa, hệ số tán xạ thấp, có thể xuyên qua các kết cấu tường, trần, mái, kết cấu thép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ xung quanh.
Nguyên tắc cách âm phòng karaoke
Cách âm phòng hát rất quan trọng vì giữ âm thanh lớn ở trong phòng hát và không lọt ra ngoài gây khó chịu cho những người xung quanh.
Nhưng để xây dựng được một phòng karaoke đạt tiêu chuẩn thì ngoài việc dùng các vật liệu ngăn chặn tiếng ồn lan truyền, việc sử dụng vật liệu hấp thụ âm thanh, tiêu âm cũng phải được đảm bảo. Hãy thử tưởng tượng phòng hát của bạn kín như một chiếc hộp, 6 mặt toàn là những mặt phẳng nhẵn với khả năng phản xạ âm lớn. Chắc chắn chất lượng âm thanh sẽ rất tệ và không thể dùng làm phòng hát. Âm thanh trong phòng truyền theo các hướng, đập phản xạ vào tường và va đập vào nhau gây tạp âm khiến âm thanh vang rè, không rõ tiếng.
Các chuyên gia âm học khẳng định cách âm và tiêu âm phòng hát là 2 việc quan trọng như nhau, không được bỏ qua vấn đề nào. Phải kết hợp đúng và đủ để mang lại hiệu suất âm thanh tốt nhất cho phòng hát. Việc sử dụng quá nhiều hoặc quá ít vật liệu tiêu âm hay cản âm đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm học và khiến chất lượng âm thanh không còn được như mong muốn.
Kiểm soát và xử lý nguồn âm thanh
Như đã đề cập ở trên, việc kiểm soát tiếng ồn, đặc biệt là âm tần số thấp, không hề đơn giản. Do sự xâm nhập của âm thanh tần số thấp cao, hơn nữa các bức tường trong các công trình kiến trúc thông thường lại ít khi đạt được độ dày tường chống ồn tiêu chuẩn nên không thể ngăn âm thanh truyền qua kết cấu.
Các phương pháp giảm thiểu tiếng ồn, cách âm phòng hát gia đình hiệu quả
Loại bỏ rung động âm thấp tần
Phòng hát, phòng giải trí đa năng thường được bố trí lắp đặt nhiều loa, mỗi loa là một nguồn âm, sóng cầu. Sóng âm có thể truyền qua phòng theo mọi hướng và xuyên qua dầm trần, cột, bề mặt tường, hệ thống nước ngầm, hệ thống cửa ra vào và cửa sổ, ống thông gió, v.v …
Thông thường, nếu phòng hát được xây dựng trên kết cấu nhà riêng, nhà mặt đất một tầng, khoảng cách kết nối giữa tường và các căn hộ xung quanh khác không quá gần nên sóng âm chỉ truyền tại một số điểm chính: bề mặt tường, hệ thống cửa, ống thông gió. Vì vậy, để ngăn tiếng ồn truyền ra ngoài chúng ta chỉ cần xử lý chặn âm tại các vị trí đó.
Còn các công trình phòng hát nằm trong căn hộ tòa nhà chung cư hay tòa nhà cao tầng, xử lý tiếng ồn và sự truyền âm qua kết cấu tương đối khó khăn. Cần kết hợp lắp đặt các loại vật liệu chặn âm, tiêu âm và giảm chấn chống rung.
– Lắp đặt giảm chấn chống rung cho loa: Loa thường được đặt dưới đất, đặt trên mặt bàn hoặc treo ở các góc nhà. Khi loa hoạt động, âm thanh từ loa truyền đi theo mọi hướng trong phòng và khi chạm vào các bề mặt cứng như sàn nhà, cột nhà hoặc trần nhà, chúng sẽ bật ra sau đó lại đập trở lại các bề mặt cứng đó, tạo ra âm vang, âm phản xạ. Vì vậy, cần phải lắp đặt hệ thống giảm chấn tách biệt với nguồn âm thanh và kết cấu.
Giảm thiểu sự lan truyền của sóng âm
Cách âm cửa: ngoài việc lắp các cánh cửa đủ dày và có khả năng ngăn cản âm thanh truyền qua, cần chú ý bịt kín các lỗ hổng/khe hở trên cánh cửa, chân cửa, khung cửa bằng các phụ kiện cách âm cửa chuyên dụng, chẳng hạn: khóa cửa cách âm, nẹp khuôn cửa cách âm, chân cửa cách âm tự co, gioăng V cửa cách âm, v.v…
Thiết kế phòng hát gia đình hiện nay chỉ gồm một cửa chính ra vào. Vì vậy, dù cửa chính có chặn âm tốt đến đâu, khi mở cửa ra vào thì sóng âm đều thoát ra ngoài dễ dàng. Do đó, để cách âm tốt nhất cho phòng hát, ngoài các phụ kiện cách âm cửa kể trên, bạn hãy thiết kế lắp thêm một cửa phụ cách cửa chính khoảng 1,5 mét. Lưu ý khi ra vào phải đóng cửa chính sau đó với mở cửa phụ để ngăn sóng âm thoát ra ngoài.
Cách âm hệ thống thông gió: Lắp bộ giảm âm tiêu âm vào các ống thông gió.
Tăng bề mặt diện tích cách âm, tiêu âm
Ngoài cách âm cho trần, sàn, tường và cửa còn phải chú ý đến khả năng tiêu âm. Ưu tiên sử dụng các vật liệu trang trí ngoài và đồ nội thất có khả năng hút âm tốt, ví dụ như ghế sofa nỉ, tranh tiêu âm sonic treo tường, tấm len gỗ tiêu âm trang trí tường woodwool tiles, gỗ tiêu âm, v.v… để giảm thiểu hiện tượng phản xạ âm, cải thiện chất lượng âm thanh và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người hát.
Giải pháp cách âm phòng hát hiệu quả đến từ Remak
Hiểu được bản chất của sóng âm cũng như đặc điểm của nguồn âm trong phòng hát, Remak thấy rằng ngoài việc kết hợp sử dụng các loại vật liệu có khả năng chặn âm và hấp thụ âm thanh tốt cho phòng hát, xử lý giảm chấn những rung động do lớp kết cấu cách âm truyền vào các kết cấu xây dựng như trần, tường, sàn, cột cũng là việc quan trọng không thể bỏ qua nếu muốn có phòng hát hay, chống ồn tốt.
Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, các kỹ sư của chúng tôi đã tìm ra 2 giải pháp chặn tiếng ồn, chống rung hoàn hảo cho phòng hát. Mời các bạn tham khảo.
Giải pháp 1: https://sketchfab.com/3d-models/sound-isolation-solution-for-multi-media-room-5020d565f66146cdabdd7ca15bb3598c
+ Bông khoáng Remak® Rockwool Acoustigard
+ Tấm cách âm Remak® SoundOFF Barrier
+ Hệ lò xo giảm chấn cách âm sàn Remak® Floor vibration absorber
+ Lò xo giảm chấn cách âm vách tường Remak® Wall vibration absorber G50Q
+ Lò xo giảm chấn cách âm trần Remak® Ceiling vibration absorber G50T
Giải pháp 2:
+ Bông khoáng Remak® Rockwool Acoustigard
+ Tấm cách âm siêu nhẹ Remak® Ultralight XPS Panel
+ Gối cao su hấp thụ Remak® SoundOFF Damping Mat
+ Hệ lò xo giảm chấn cách âm sàn Remak® Floor vibration absorber
+ Lò xo giảm chấn cách âm vách tường Remak® Wall vibration absorber G50Q
+ Lò xo giảm chấn cách âm trần Remak® Ceiling vibration absorber G50T